CHĂM CHÚT “XẾ” YÊU ĐÓN NĂM MỚI CÙNG TOYOTA

Ngày 28/01/2023

Kiểm tra tổng thể “xế” yêu của mình, từ ngoại, nội thất đến những chi tiết quan trọng khác như lốp, ắc-quy, nước làm mát, nhớt máy… là bước chuẩn bị quan trọng để chủ xe có những chuyến vi vu ngập tràn niềm vui cùng với gia đình khi xuân về.

Những chuyến đi xa tận hưởng, hít thở bầu không khí mới sẽ tái tạo năng lượng cho bạn sau một năm bộn bề với cuộc sống. Ô tô là phương tiện đưa chủ nhân đi đến những chân trời mới, cần được kiểm tra, bảo dưỡng trước khi khởi hành.

Hiểu được nhu cầu của khách hàng, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của Toyota Việt Nam đưa ra các khuyến cáo để chăm sóc, bảo dưỡng ô tô của bạn một cách toàn diện.

Lốp

Lốp là bộ phận tiếp xúc với mặt đường và không thể tránh khỏi hao mòn (cao su) khi sử dụng qua thời gian. Bên cạnh đó là hiện tượng thiếu hơi (lốp non) hoặc tiểm ẩn nguy cơ nứt, thủng do dính các dị vật như đá, kim loại. Vì thế, trước mỗi hành trình, tài xế cần kiểm tra kỹ hiện trạng của lốp.

Lốp non khiến xe tốn nhiên liệu hơn

Lốp mòn khiến xe giảm độ bám mặt đường, lốp non khiến xe tốn nhiên liệu hơn. Những dị vật dính ở mặt lốp có thể là nguyên nhân gây nổ lốp, nguy cơ tai nạn. Do đó, việc kiểm tra lốp xe trước khi di chuyển cần trở thành thói quen với mỗi tài xế. Nếu lốp xe quá mòn hoặc đến ngưỡng thay mới theo khuyến nghị của nhà sản xuất, chủ xe nên trang bị một bộ lốp mới đúng tiêu chuẩn cho xe. Lốp mới sẽ đảm bảo độ bám đường, tăng tính an toàn cho xe, bên cạnh đó giảm rủi ro nổ lốp giữa đường.

Thông thường, sau 10.000 km sử dụng, lốp cần được đảo theo nguyên tắc hình chữ X (đưa lốp sau trái/phải lên phía trước phải/trái). Khi đảo lốp cần lưu ý kiểm tra lại áp suất lốp do thông số áp lốp của bánh trước và sau khác nhau. Sau khoảng 5 năm hoặc sau 50.000 - 70.000 km cần được thay lốp mới. Tuy nhiên, bằng việc kiểm tra độ mòn hoặc phát hiện các bất thường trên bề mặt (nứt, rách, thủng,..) , lốp có thể được thay mới trước các mốc lăn bánh này để đảm bảo an toàn.

Chủ xe cũng cần kiểm tra và bơm lốp theo đúng thông số kỹ thuật ban đầu. Lốp được ví như đôi chân, nếu khoẻ mạnh, sẽ đủ sức đưa bạn đến tất cả những nơi mình muốn.

Nhận biết lốp được bơm đúng cách

Hệ thng lái, du tr lực

Hệ thống lái liên quan trực tiếp tới vận hành xe và xử lý tình huống trên đường. Vì thế, chủ xe cần kiểm tra tình trạng vô-lăng của xe có bị lệch, nặng, trả lái chậm, rung hoặc có tiếng kêu bất thường. Nếu xảy ra một trong những hiện tượng này, bạn nên đưa xe đi kiểm tra để khắc phục.

Bên cạnh hệ thống lái, dầu trợ lực lái (đối với xe có trợ lực bằng dầu thủy lực) cũng quan trọng không kém. Kiểm tra mức dầu trợ lực lái, nếu mức dầu xuống thấp, cần kiểm tra rò rỉ và châm thêm hay thay mới nếu màu dầu biến chất.

Phanh, dầu phanh

Bên cạnh lốp, hệ thống phanh là bộ phận chủ xe cần đặc biệt chú ý, kiểm tra trước khi đi xa vì liên quan trực tiếp đến an toàn xe.

Nếu xe có những hiện tượng như phanh kêu/rung, độ phản hồi chân phanh thấp hoặc quãng đường phanh dài bất thường … khách hàng nên đưa xe đến các đại lý dịch vụ uỷ quyền của Toyota để kiểm tra, sửa chữa. Bên cạnh đó, chủ xe cũng cần lưu tâm đến độ mòn của má phanh, dị vật có thể dính trên bề mặt đĩa phanh và mức dầu phanh. Nếu mức dầu phanh xuống thấp hoặc phanh không ăn, cần liên hệ với các đại lý dịch vụ uỷ quyền của Toyota để được tư vấn/hỗ trợ. Trường hợp xe hoạt động thường xuyên trên đường xấu (gồ ghề, cát bụi,..) cần kiểm tra má phanh ở mỗi 5,000KM với phanh đĩa và mỗi 10,000km với phanh tang trống.

Kiểm tra, v sinh ngoi, ni thất

Không chỉ là thẩm mỹ của một chiếc xe, việc kiểm tra tổng thể từ ngoài vào trong giúp bạn phát hiện những hư hại trên xe và kịp thời xử lý. Xe sử dụng thời gian dài, đèn có thể mờ đi, lớp sơn bên ngoài xuống màu, hoen ố, cửa kính bám bụi, nhựa đường… Các chi tiết cao su có thể lão hoá do đặc thù thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam.

Với nội thất, bạn nên kiểm tra tình trạng ghế, trần xe, các chi tiết nhựa, da hay những đèn cảnh báo trên đồng hồ taplo  để kịp thời phát hiện hư hỏng, sửa chữa khi cần thiết. Ở những khe nhỏ trên xe, thức ăn, vật lạ hay bụi bẩn có thể bám lâu ngày, gây mùi hôi. Bạn cần kiểm tra, làm sạch để làm mới không gian nội thất. Nếu cần, chủ xe có thể vệ sinh giàn lạnh (điều hoà) để trả lại không gian trong sạch, ngăn ngừa vi khuẩn, đảm bảo sức khoẻ cho người sử dụng.

Ắc-quy

Là nguồn lưu trữ và cung cấp điện chủ yếu trên ô tô, ắc-quy là bộ phận đặc biệt quan trọng khi vận hành một chiếc xe. Ô tô khó khởi động có thể là chỉ dấu cho thấy ắc-quy có vấn đề. Trước khi đi xa, chủ xe cần kiểm tra tình trạng ắc quy. Đối với ắc-quy ướt, kiểm tra mức dung dịch ắc-quy trong tình trạng đủ hay thiếu. Đối với ắc-quy khô, kiểm tra màu mắt báo tình trạng ắc-quy.

Nước làm mát

Nước làm mát giúp giải nhiệt cho động cơ. Với những hành trình di chuyển xa, duy trì một nhiệt độ lý tưởng cho động cơ hoạt động là điều kiện cần để xe vận hành ổn định. Nếu xe thiếu nước làm mát, động cơ không được giải nhiệt  hiệu quả, sẽ dẫn đến tình trạng quá nhiệt. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ hỏng động cơ, chết máy giữa đường, hoả hoạn. Vì thế, bạn cần kiểm tra dung lượng nước làm mát ở bình nước phụ khi động cơ nguội. Nếu thiếu thì cần kiểm tra dấu hiệu rò rỉ từ két nước/đường ống và bổ sung. Nếu quá bẩn, đục thì thay nước mới. Lưu ý nếu làm đổ nước làm mát lên các chi tiết trên xe hay các bề mặt sơn, cần rửa sạch ngay bằng nước sạch để tránh hư hỏng không đáng có.

Dầu động cơ

Để các chi tiết cơ khí bên trong động cơ vận hành trơn tru, dầu nhớt bôi trơn là không thể thiếu. Động cơ được cung cấp dầu bôi trơn đúng, đủ không chỉ giúp tối đa công suất mà còn tăng tuổi thọ của xe.

Chủ xe nên kiểm tra mức dầu hiện có của xe. Nếu mức dầu xuống thấp thì châm thêm, hoặc màu dầu lạ so với ban đầu, có mùi khét…, cần thay mới. Khi lượng dầu hao bất thường, chủ xe nên kiểm tra kỹ hơn vì có thể gặp hiện tượng rò rỉ dầu. Nếu cần, bạn nên đưa xe đến các đại lý Toyota để Kỹ thuật viên kiểm tra chuyên sâu.

Lọc gió, lc nhiên liệu

Lọc gió động cơ giúp lọc bụi bẩn trong không khí trước khi chúng được đưa vào buồng đốt động cơ. Quá trình sử dụng lâu ngày khiến lọc gió bám bụi nhiều, giảm chức năng lọc, ảnh hưởng đến công suất động cơ Vì thế chủ xe nên kiểm tra và thay thế lọc gió định kỳ, thường sau khoảng 40.000km lăn bánh.

Tương tự lọc gió động cơ, lọc nhiên liệu cũng tích tụ cặn bẩn sau thời gian dài sử dụng. Bộ phận này cũng cần được thay thế theo khuyến nghị của nhà sản xuất, thông thường sau khoảng 40.000km lăn bánh. Tùy vào mỗi loại xe, các mốc bảo dưỡng, thay thế định kỳ có thể khác nhau. Chủ xe nên tìm hiểu thêm ở sách hướng dẫn sử dụng đi kèm để chủ động bảo dưỡng chiếc xe của mình, đặc biệt trước mỗi hành trình xa.


Chia sẻ bài viết

Tin Tức Liên Quan

Ngày 25/10/2023

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VIỆC KHÔNG THAY DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ Ô TÔ ĐỊNH KỲ

Dầu nhớt rất quan trọng trong các hoạt động của động cơ, máy móc, do đó việc bảo dưỡng đúng cách, thay nhớt định kỳ là cách tốt nhất để tăng tuổi thọ

Ngày 15/09/2023

XE Ô TÔ BỊ HỤT GA DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO?

Khi thấy xe ô tô bị hụt ga cần kiểm tra nguyên nhân và khắc phục sớm, bởi nếu tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm khi lái xe.

Ngày 1/09/2023

XE HYBRID TIẾT KIỆM XĂNG NHƯ THẾ NÀO?

Việc sử dụng xe Hybrid không khác gì so với xe xăng truyền thống, nhưng nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu tối ưu, người dùng không cần phải lo lắng tr